Tục cúng Mụ là một trong số những nét đẹp văn hóa của người Việt. Ẩn chứa đằng sau tục lệ này chúng là nét tín ngưỡng thờ Mẫu. Vậy bài văn khấn bà mụ như thế nào? Mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xoso88.net để biết thêm chi tiết.
Vì sao phải cúng bà mụ?
Theo quan niệm của người xưa thì một đứa trẻ sinh ra là do 12 Tiên Nương tức bà Mụ nặn ra. Mỗi một bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận trên cơ thể của đứa trẻ. Do đó đứa bé xấu hay đẹp đều do bà mụ nặn ra cả. Vậy khi đứa trẻ đầy cữ 3 ngày tuổi, 1 tháng tuổi hay 1 năm tuổi thì gia đình đều phải làm lễ cúng bà mụ để tạ ơn họ đã mang đến cho gia đình một thiên thần xinh đẹp.
Ngoài ra lễ cúng này còn thể hiện niềm mong muốn của gia đình cầu xin các bà Mụ ban cho đứa bé một cuộc sống gặp nhiều may mắn và tốt lành.
Ý nghĩa của việc thực hiện lễ cúng Bà Mụ
Bài văn khấn bà Mụ chuẩn tâm linh
Dựa theo các nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy thì bài văn khấn bà Mụ như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỉ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên nương
– Con kính lạy Tam tập lục cung chư vị Tiên nương
Hôm nay là ngày … tháng … năm
Vợ chồng con là …………………..
Sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……………………
Chúng con ngụ tại : ……………………………………..
Nay nhân ngày đầy tháng (đầy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình :
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ Công, Long Mạch, Thổ Địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là …………… sinh ngày ……………. được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai vô ương, vô hạn vô ách. Phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng (nếu là bé trai), kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Toàn gia chúng con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Xin thành tâm kính lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cẩn cáo!|”
Tìm hiểu bài văn khấn cúng bà mụ
Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng Mụ
Khi thực hiện lễ cúng Mụ thì gia đình cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Mâm lễ cúng Mụ phải được để cạnh giường ngủ của bé và người mẹ phải bế em bé ngồi ra một góc giường.
- Sau khi thực hiện lễ cúng xong cần phải làm lễ phóng sinh như thả cho chim bay đi hoặc thả cua, ốc ra ao hồ
- Thực hiện lấy một ít đồ ăn đấm mồm. Đây là tục làm phép mong muốn cho bé được hay ăn chóng lớn
- Sau đó gia đình và bạn bè tiến hành thị lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu bài văn khấn bà Mụ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp ích cho bạn đọc.