Phép chia trong excel được xem là một trong những phép tính được sử dụng phổ biến đối với dân văn phòng và các ngành học đặc thù như ngân hàng, kế toán. Nếu như chúng ta có hàm Sum để tính tổng, hàm Product để tính tích thì phép chia sử dụng hàm nào? Trong bài chia sẻ sau đây xoso88.net sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm chia trong Excel.
Cách thực hiện phép chia trong excel
Thực hiện các phép chia trong Excel khá đơn giản không hề phức tạp một chút nào cả. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nhắc lại một số kiến thức liên quan đến phần mềm thực hiện phép tính này và các đối tượng liên quan như sau:
Trong phép chia có hai đối tượng quan trọng chúng ta cần quan tâm như sau:
Cách thực hiện phép chia trong excel
- Số bị chia tức là tử số đối với phân số
- Số chia được hiểu là mẫu số đối với phân số
Vậy mục đích của phép chia là gì? Theo các chuyên gia nghiên cứu toán học hàng đầu hiện nay thì mục đích của phép chia chính là tìm phần nguyên và phần dư của phép tính này.
Công thức đơn giản khi thực hiện phép chia trong excel như sau:
=Số bị chia / Số chia
Trong Excel thì pháp chia được biểu thị bằng dấu “/”. Đặc biệt khi thực hiện phép tính nào Excel còn đưa ra các hàm giúp chúng ta có thể tìm được phần nguyên và phần số dư của phép chia một cách chính xác nhất.
Sử dụng hàm Mod để xác định phần số dư của phép chia
Sau khi tìm hiểu cách thực hiện phép chia trong excel thì chúng ta cùng phân tích cách sử dụng hàm MOD. Trong Excel thì hàm này có tác dụng lấy phần số dư của 1 phép chia một các chính xác nhất. Cú pháp thực hiện của hàm MOD như sau:
=MOD(number, divisor)
Trong đó:
Number: số bị chia tức tử số đối với phân số
Divisor: số chia tức mẫu số đối với phân số
Về nguyên tắc khi thực hiện phép chia trong toán học thì mẫu số không được bằng 0. Bởi vì 0 chia cho bất cứ số nào đều vô nghĩa. Do đó điều kiện khi thực hiện phép chia thì Divisor phải khác 0. Nếu bằng Divisor= 0 sẽ xuất hiện lỗi #DIV/0 tức là phép tính không thể thực hiện.
Lưu ý khi thực hiện sử dụng hàm thì phải có dấu bằng, dấu phẩy ngăn cách giữa number và divisor có thể được thay thế bằng dấu bằng dấu “;” mới thực hiện được hàm vì do mỗi máy có cấu hình khác nhau.
Ví dụ minh họa:
Để xác định phần số dư trong phép chia 7 chia 3, ta thực hiện cú pháp như sau:
=MOD(7,3)
Lúc này kết quả sẽ trả về = 1. Nếu đặt số 7 vào ô A1, số 3 vào ô B1, ta có D1=MOD(A1,B1)=1
Tương tự như vậy nếu đem 14 chia cho 3, kết quả là dư 2
Ngoài ra hàm MOD còn có thể sử dụng để tính toán thời gian một cách chính xác ví dụ như : tính theo tuần, theo tháng và lẻ bao nhiêu ngày trong năm.
Hướng dẫn dùng hàm Quotient xác định phần nguyên của phép chia
Có 2 cách để xác định phần nguyên trong phép chia khi thực hiện trên excel. Cụ thể bạn có thể sử dụng hàm INT và hàm QUOTIENT. Tuy nhiên nếu xét về bản chất thực sự thì hàm QUOTIENT mới được xem là hàm tính toán phần nguyên trong phép chia một cách chuẩn nhất
Hàm INT thì có ưu điểm là nó có tác dụng làm tròn 1 số xuống phần nguyên nhỏ hơn. Do đó tính chất và kết quả trả về khá giống với việc lấy phần nguyên của phép chia. Nhưng sẽ có một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng hàm này sẽ ra kết quả không đúng. Ví dụ với phép chia ra số âm độ chính xác không được đảm bảo.
Cấu trúc hàm QUOTIENT được thực hiện như sau:
=QUOTIENT(numerator, denominator)
Trong đó:
Numberator: số bị chia nó tương ứng với tử số của phân số
Denominator: số chia nó tương ứng với mẫu số của phân số
Ví dụ minh họa:
Nếu lấy 9 chia 5, ta được 1 và dư 4 => Khi thực hiện hàm QUOTIENT kết quả trả về sẽ là 1, còn nếu thực hiện hàm MOD thì kết quả trả về là 3
Nếu lấy 94 chia 11, ta được 8 và dư 6 => Áp dụng hàm QUOTIENT thì kết quả trả về là 8, hàm MOD thì kết quả trả về là 6.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu cách thực hiện phép chia trong excel. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.